Hướng dẫn điều khiển Biến tần bằng PLC

PLC cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua ngôn ngữ lập trình. Do đó, phương pháp điều khiển biến tằng bằng PLC sẽ giúp kiểm soát việc vận hành với độ chính xác cao, góp phần làm tăng tuổi thọ của máy móc.

1. Tổng quan về PLC

PLC là từ viết tắt của Programmable Logic Controller nghĩa là bộ điều khiển Logic có thể lập trình được. Khác với các bộ điều khiển thông thường, PLC có khả năng thay đổi thuật toán điều khiển dựa vào người lập trình vì vậy cho phép thực hiện linh hoạt tất cả các bài toán điều khiển.

Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất PLC Siemens, Rockwell, Omron, Mitsubishi, INVT, PLC Delta… Ngôn ngữ lập trình là LAD (Ladder logic — Dạng hình thang), FBD (Function Block Diagram Khối chức năng), STL (Statement List — Liệt kê lệnh) trong đó Ladder logic là ngôn ngữ lập trình PLC được sử dụng phổ biến hiện nay.

2. Cấu trúc và nguyên lý làm việc của PLC

2.1. Bộ phận chính của PLC

2.2. Nguyên lý làm việc của PLC

2.3. Ưu điểm và nhược điểm PLC

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Tham khảo thêm: HMI Weintek

3. Sử dụng PLC điều khiển biến tần

3.1. Lợi ích sử dụng PLC điều khiển biến tần

Trong hệ thống điều khiển và giám sát tự động hóa, PLC đóng vai trò bộ điều khiển trung tâm và biến tần đóng vai trò cơ cấu chấp hành. Việc kết hợp PLC và biến tần giúp biến tần hoạt động dựa theo giải thuật điều khiển của PLC ngoài ra PLC chủ động kiểm tra trạng thái hoạt động và kiểm soát lỗi trực tiếp trên biến tần từ đó đưa ra các tín hiệu điều khiển kịp thời, đảm bảo hệ thống hoạt động chính xác, ổn định đồng thời bảo vệ biến tần và các thiết bị chấp hành khác.

3.2. Cách thức PLC điều khiển biến tần

PLC kết nối với biến tần bằng đấu nối dây điều khiển

Phần cứng I / O kết nối dây điều khiển cho phép các hệ thống bên ngoài ra lệnh và giám sát VFD bằng các tín hiệu digital hoặc analog. Ví dụ như sơ đồ mô phỏng sau

Tham khảo thêm: HMI Mitsubishi

PLC điều khiển biến tần thông qua mạng truyền thông

Điều đầu tiên chúng ta cần lưu ý là PLC của mỗi hãng sẽ không nhất thiết sẽ hỗ trợ chung 1 giao thức truyền thông. Ví dụ, hầu hết PLC của hãng Siemens sẽ hỗ trợ PROFINET, đối với PLC hãng Rockwell thì hỗ trợ giao EtherNet / IP và PLC của Schneider hỗ trợ Modbus TCP. Ngoài ra còn rất nhiều giao thức khác tùy theo ứng dụng và tính năng của từng loại mạng chúng ta có thể lựa chọn mạng truyền thông phù hợp với yêu cầu mỗi hệ thống.

Đối với mỗi giao thức truyền thông thì sẽ sử dụng các loại cáp cũng như các cổng truyền vật lí thích hợp khác nhau (RS232, RS485, RJ45,..). Hệ thống dây mạng truyền thông phải tách biệt ra khỏi bất kỳ đường dây điện cao áp nào để chống trường hợp nhiễu làm ảnh hưởng tới chất lượng truyền, và cấu tạo của dây thường có một lớp shield chống nhiễu.

Những lợi thế của việc sử dụng mạng truyền thông là dễ cài đặt và độ tin cậy cao. Người dùng sẽ tiết kiệm được số dây dẫn trong hệ thống điện.

Nhược điểm của việc sử dụng mạng truyền thông PLC là chi phí cao và tính linh hoạt hạn chế.

Trong thực tế thì giao thức Modbus RTU là giao thức được sử dụng phổ biến bởi hầu hết các nhà cung cấp. Bằng cách sử dụng giao thức modbus Rtu ta có thể điều khiển biến tần các lệnh tương tự với việc đấu dây điều khiển như: stop, quay thuận, quay nghịch, điều khiển tốc độ,… nhưng với số lượng dây ít hơn (2 dây RS485). Ngoài ra PLC còn có thể đọc được các dữ liệu của biến tần mà trước đây với hệ thống nối dây thông thường không làm được như: biến tần sẽ cung cấp các vùng nhớ để lưu mã lỗi như lỗi quá dòng, thiếu áp,…

Ngoài ra 1 ưu điểm khác của chuẩn modbus nó có thể hỗ trợ PLC kết nối và điều khiển 247 thiết bị slave cụ thể ở đây là biến tần chỉ cần thông qua 2 đường dây dẫn (RS485), có thể xem hình minh họa sau đây:

Nhược điểm của việc sử dụng mạng modbus so với việc đấu dây điện thông thường là :

Tham khảo thêm: HMI Delta

Tổng quan PLC Mitsubishi iQ-R, iQ-F, Q, L, F, QS, WS, A Series

Mitsubishi Electric chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 2011, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực điều hòa không khí dự án, hệ thống thang máy, thang cuốn, hàng thiết bị gia dụng và tự động hóa công nghiệp. Trong quá trình phát triển tại Việt Nam, đến thời điểm hiện tại PLC Mitsubishi đã trở nên phổ biến. Các dòng sản phẩm PLC Mitsubishi được biết đến đầu đời như: F/FX Series “FX1N, FX1S, FX2N, FX3G, FX3U, FX3S, FX3GE, FX3UC, FX5U, FX3GA, FX3GC, FX3SA”, ngoài ra còn có các dòng khác phát triển sau như: iQ-R Series, iQ-F Series, Q Series, L Series, QS/WS Series, A Series.

iQ-R Series

MELSEC iQ-R Series bao gồm một loạt các bộ điều khiển lập trình có khả năng phục vụ các nhu cầu điều khiển tự động đa dạng, được thiết kế với bus hệ thống tốc độ cao để đảm bảo MELSEC iQ-R mới có thể đạt hiệu suất cao và khả năng xử lý thông minh hơn. Cấu hình bao gồm bộ điều khiển đa năng, hiệu suất cao (có sẵn cấu hình mạng CC-Link IE nhúng) có khả năng thay đổi dung lượng bộ nhớ và bộ điều khiển chuyển động vị trí có độ chính xác cao. Ngoài ra, mỗi loại CPU được thiết kế dành riêng cho từng yêu cầu ứng dụng; Safety CPU (hỗ trợ các tiêu chuẩn an toàn cho chức năng), Process CPU (hỗ trợ điều khiển PID tốc độ cao và phản ứng nhanh với các mô đun I/O khi được ghép nối với mô đun chức năng dự phòng sẽ tạo ra hệ thống điều khiển có tính khả dụng cao) và CPU C, cung cấp ngôn ngữ lập trình C để ứng dụng cho các hệ thống điều khiển vi mô hoặc chuyển đổi chương trình từ máy tính cá nhân/ vi điều khiển một cách thuận tiện hơn.

  • PLC Mitsubishi iQ-R Series có khả năng mở rộng cao với hiệu suất chương trình từ 10K đến 1200K bước
  • Cải thiện kiến ​​trúc bộ điều khiển với đa CPU
  • CPU được tích hợp cổng mạng gigabit
  • DB nội bộ dễ dàng kiểm soát hàng loạt công thức
  • Trình bảo mật được nhúng trong phần cứng SRAM
  • Có thể điều khiển nhiều chuyển động khác nhau (vị trí, tốc độ, mô-men xoắn, đồng bộ hóa nâng cao, v.v.)
  • CPU PLC Mitsubishi đạt tiêu chuẩn an toàn quốc tế (ISO 13849–1 PL e, IEC 61508 SIL 3)
  • Điều khiển PID tốc độ cao, thay thế mô-đun trong khi trực tuyến (trao đổi nóng), hỗ trợ CPU xử lý hệ thống dự phòng có độ tin cậy cao
  • Lập trình C/C++ cho các hệ thống dựa trên PC / vi điều khiển

Các dòng PLC Mitsubishi iQ-R Series (MELSEC-Q Series) được biết đến như:

  • CPU cơ bản: R00CPU, R01CPU, R02CPU, R04CPU, R08CPU, R16CPU, R32CPU, R120CPU
  • CPU với CC-Link IE: R04ENCPU, R08ENCPU, R16ENCPU, R32ENCPU, R120ENCPU
  • Motion CPU: R16MTCPU, R32MTCPU, R64MTCPU
  • Safety CPU: R08SFCPU-SET, R16SFCPU-SET, R32SFCPU-SET, R120SFCPU-SET
  • Process CPU: R08PCPU, R16PCPU, R32PCPU, R120PCPU
  • SIL2 process CPU: R08PSFCPU-SET, R16PSFCPU-SET, R32PSFCPU-SET, R120PSFCPU-SET
  • Redundant function module: R6RFM
  • C Controller: R12CCPU-V

iQ-F Series

MELSEC iQ-F Series là phiên bản nâng cấp của các dòng MELSEC-F Series. Được thiết kế lấy người dùng làm trung tâm, tính năng điều khiển vượt trội, điều khiển định vị tốt hơn, MELSEC iQ-F của Mitsubishi (FX-5U) đã được thiết kế phát triển dựa trên Series MELSEC-F.

Module CPU PLC Mitsubishi dòng MELSEC iQ-F có rất nhiều chức năng tích hợp sẵn như chức năng định vị với 8 kênh xung đầu vào tốc độ cao, ngõ ra xung tốc độ cao 4 trục; Ngõ vào ra analog gắn sẵn; cổng RS485, cổng Ethernet, khe cắm thẻ SD…vv

Ngoài ra, dòng MELSEC iQ-F có thể giữ nguyên chương trình mà không cần dùng pin. Dữ liệu xung đồng hồ có thể lưu đến 10 ngày nhờ siêu tụ điện.

Các dòng PLC Mitsubishi iQ-F Series (MELSEC iQ-F Series) được biết đến: FX5U, FX5UC, FX5UJ.

Q Series

Bộ điều khiển lập trình PLC Mitsubishi Q Series là dòng thiết bị điều khiển tự động chất lượng cao của thương hiệu Mitsubishi đến từ Nhật Bản. Với các tập lệnh cơ bản cũng được áp dụng trên các dòng điều khiển lập trình như của hãng khác, thế hệ PLC Q Series đã cải thiện đáng kể hiệu năng của các hệ thống, dây chuyền tự động. Bộ điều khiển lập trình PLC Q Series cho phép xử lý dữ liệu tốc độ cao, độ chính xác cao hơn, mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, PLC Q Series Mitsubishi còn có các ưu điểm nổi bật khác như:

  • Bộ nhớ lớn, có thể lưu trữ được nhiều chương trình làm việc riêng.
  • Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khắc khe trong công nghiệp.
  • Dễ dàng thay đổi chế độ làm việc.
  • Tiết kiệm thời gian cho công tác điều khiển.
  • Kết nối với các thiết bị thông minh khác dễ dàng.
  • Đơn giản trong quá trình cài đặt là lập trình.

Các dòng PLC Mitsubishi Q Series (MELSEC-Q Series) được biết đến như: Q26UDVCPU, Q13UDVCPU, Q06UDVCPU, Q04UDVCPU, Q03UDVCPU, Q100UDEHCPU, Q50UDEHCPU, Q26UDEHCPU, Q26UDHCPU, Q20UDEHCPU, Q20UDHCPU, Q13UDEHCPU, Q13UDHCPU, Q10UDEHCPU, Q10UDHCPU, Q06UDEHCPU, Q06UDHCPU, Q04UDEHCPU, Q04UDHCPU, Q03UDECPU, Q03UDCPU, Q02UCPU, Q01UCPU, Q00UCPU, Q00UJCPU.

L Series

PLC Mitsubishi L Series là bộ điều khiển nhỏ gọn, và là một phần của các sản phẩm MELSEC với hiệu suất vượt trội, chi phí thấp và độ tin cậy cao. Nó cung cấp đầy đủ các yêu cầu về hiệu suất, chức năng và khả năng cần thiết cho các ứng dụng ngày nay đang đòi hỏi trong một gói nhỏ gọn. MELSEC-L Series được mở rộng đáng kể những phạm vi chức năng theo truyền thống, các bộ điều khiển lập trình được thiết kế nhỏ gọn và thiết kế dựa trên tiêu chí lấy người dùng làm trung tâm, dễ sử dụng.

Tham khảo thêm: PLC Siemens

Các dòng PLC Mitsubishi L Series (MELSEC-L Series) được biết đến như: L02SCPU, L02SCPU-P, L02CPU, L02CPU-P, L06CPU, L06CPU-P, L26CPU, L26CPU-P, L26CPU-BT, L26CPU-PBT.

F/FX Series

PLC Mitsubishi dòng F/FX được ra đời từ năm 1981, là một loại PLC micro của hãng Mitsubishi nhưng có nhiều tính năng mạnh mẽ. Loại PLC này được tích hợp sẵn các I/O trên CPU. Tùy theo model mà các loại này có dung lượng và bộ nhớ khác nhau. Dung lượng bộ nhớ có thể từ 2kStep đến 8kStep (hoặc 64kStep nếu gắn thêm bộ nhớ ngoài). Tổng số I/O có thể lên đến 256 I/O. Riêng với FX3U có thể lên đến 384 I/O. Số module mở rộng có thể lên đến 8 module.

  • Các CPU PLC Mitsubishi dòng FX tích hợp nhiều chức năng trên CPU (Main Unit) như ngõ ra xung hai tọa độ, bộ đếm tốc độ cao (HSC), PID, đồng hồ thời gian thực…
  • Module mở rộng nhiều chủng loại như Analog, nhiệt độ, điều khiển vị trí, các module mạng như Cclink, Profibus….
  • Có các board mở rộng (Extension Board) như Analog, các board dùng cho truyền thông chuẩn RS232, RS422, RS485, và USB.
  • Phần mềm lập trình PLC FX series : FXGP_WIN_E, GX_Developer.
  • Ngôn ngữ lập trình: Ladder, Instruction, SFC

Các dòng PLC Mitsubishi F/FX Series (MELSEC-F Series) được biết đến như: FX0N, FX0S, FX1N, FX1S, FX2N, FX3U‚ FX3UC‚ FX3GE‚ FX3G‚ FX3GC‚ FX3S, FX3SA, FX3GA.

QS/WS Series

MELSEC-QS

Dành cho điều khiển an toàn quy mô từ vừa đến lớn! Đạt được khả năng lập trình linh hoạt với điều khiển rẽ nhánh bằng CC-Link IE Field & CC-Link Safety và các khối hình thang & chức năng.

Các PLC dành cho điều khiển an toàn này được chứng nhận bởi các Tiêu chuẩn An toàn Quốc tế. Chúng có nhiều điểm I/O an toàn, giúp phù hợp với các hệ thống điều khiển an toàn trong các dây chuyền quy mô lớn.

Tham khảo thêm: PLC Delta

MELSEC-WS

Dành cho điều khiển an toàn quy mô từ nhỏ đến vừa! Dễ dàng lập trình một mạch an toàn chỉ bằng các khối chức năng.

Bộ điều khiển an toàn này phù hợp với các Tiêu chuẩn An toàn “ISO 13849–1 Ple” và “IEC 61508 SIL3”, cũng như hoàn hảo cho việc điều khiển an toàn của các thiết bị và hệ thống loại độc lập.

A Series

Các dòng PLC Mitsubishi A Series (MELSEC-A Series) được biết đến như: A2CCPU, A0J2HCPU, QnASCPU, AnSCPU, Q4ARCPU, QnACPU, AnCPU.

Alpha Series

Đây là loại PLC có kích thước thật nhỏ gọn, phù hợp với các ứng dụng với số lượng I/O nhỏ hơn 30 cổng. Dòng ALPHA có màn hình LCD và các phím nhấn cho phép thao tác, lập trình, sửa đổi… chương trình được tích hợp bên trong bộ đếm tốc độ cao và bộ ngắt (role trung gian), cho phép xử lý tốt một số ứng dụng phức tạp… có thể sử dụng cho một số ứng dụng tự động hóa bao gồm chiếu sáng, điều hòa không khí, hệ thống an ninh, nhiệt độ, và điều khiển bơm nước.

Tham khảo thêm: HMI WeintekHMI MitsubishiHMI Delta

Các loại Màn Hình Cảm Ứng SIMATIC HMI Siemens

Màn Hình SIMATIC HMI Siemens

Sự Kết Hợp Hoàn Hảo Giữa Thiết Bị Vận Hành Và Công Nghệ Phần Mềm

Thiết bị giám sát và vận hành thì cần cho bất cứ nơi đâu con người làm việc với máy móc và thực hiện công việc của nhà máy từ A tới Z. Sẽ là khó để chọn được thiết bị phù hợp cho nhưng công việc chuyên dụng. Thử thách là tìm giải pháp cho tương lai và linh hoạt có thể tích hợp vào hệ thống ở mức cao hơn và cũng có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về tính minh bạch và dữ liệu dự phòng.

SIMATIC HMI Panels đã chứng minh được giá trị mà nó mang lại trong nhiều ứng dụng khác nhau trên hầu hết các lĩnh vực công nghiệp trong nhiều năm.

Giải pháp cho hệ thông bán tự động:

Basic HMI là giải pháp cho các ứng dụng đơn giản với qui mô hạn chế và yêu cầu về hiệu quả chi phí nhưng đòi hỏi hoạt động vận hành nhanh và trực quan. Các thiết bị với màn hình có chất lượng hiển thị tốt và hiệu suất trực quan hóa cao. Điều này giúp cho khả năng vận hành cực kỳ hiệu quả ngay cả khi thiết bị và máy móc đơn giản. Giúp tiết kiệm thời gian quí báo trong quá trình lập trình và cài đặt hệ thống.

Giả pháp cho hệ thống tự động có qui mô lớn yêu cầu chương trình cao hơn.

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cho hệ thống nhà máy qui mô lớn và đòi hỏi các ứng dụng cao hơn thì SIMATIC Avandced HMI là một lựa chọn. Lợi ích người dùng từ các chức năng tuyệt vời và dãy sản phẩm ứng dụng rộng lớn với loại panel bàn phím hoặc màn hình cảm ứng, sử dụng cố định hay di động.

Giải pháp cho hệ thống tự động yêu cầu cực kỳ cao.

Nếu quá trình sản xuất đặt ra yêu cầu cao về số lượng và loạt thông tin cần được xử lý và lưu trữ thì PC-based là một giải pháp. Nó cung cấp tùy chọn phù hợp cho không gian lưu trữ, sức mạnh xử lý và kết nối dữ liệu. Khách hàng có thể tùy chọn giải pháp tập trung trong đó phần hiển thị trực quan và PC trong cùng một thiết bị. Hoặc cho giải pháp phân tán với màn hình giám sát công nghiệp như là một thiết bị client.

SIMATIC BASIC HMI — Giải Pháp Kinh Tế Cho Các Công Việc Đơn Giản

SIMATIC HMI Key Pannels

Bạn có thể sử dụng SIMATIC HMI KP8 / KP8F và KP32F để nhanh chóng trở thành bảng điều khiển. Vì chúng được chế tạo và sẵn sàng để cài đặt, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc để thiết lập chúng.

  • Cài đặt linh hoạt và có thể lắp trực tiếp vào bên trong tủ điều khiển (IP65)
  • Nút nhấn có đèn nền LED (5 màu)
  • Kết nối thông qua PROFINET với ngõ cắm tích hợp
  • Ngõ I/O kỹ thuật số cho các kết nối công tắc chìa khóa hoặc đèn
  • Tích hợp các chứng năng an toàn, truyền dẫn fail-safe các tín hiệu liên quan tới an toàn thông qua PROFIsafe
  • Giảm tới 60% chi phí cho đi dây và lắp đặt
  • Kết nối trực tiếp nút dừng khẩn cấp Emergency hoặc có thể cho tín hiệu dừng an toàn Fail-safe
  • Dễ dàng tích hợp vào các giải pháp hệ thống an toàn

SIMATIC HMI KP8–6AV3688–3AY36–0AX0

SIMATIC HMI KP8F — 6AV3688–3AF37–0AX0

SIMATIC HMI KP32F — 6AV3688–3EH47–0AX0

SIMATIC HMI Basic Panels

Được chế tạo cho mục đích hiệu quả chi phí cho các công việc trực quan đơn gian trên máy. Với đặc điểm và tính năng cơ bản cũng như chi phí hợp ly giúp nó trở thành thiết bị hoàn hảo ở cấp độ cơ bản.

  • Màn hình độ phân giải cáo, có thể điều chỉnh độ sáng với size từ 4″ cho tới 12″ 64.000 màu
  • Kết hợp hoạt động thông qua màn hình cảm ứng và tự do cấu hình phím
  • Kết nối USB để chuyển đổi chương trình, lưu trữ dữ liệu, bàn phím, chuột
  • Có các phiên bảng giao tiếp PROFIBUS hoặc PROFINET
  • Mức độ khả dụng cao dựa trên những cái tiến giao diện người dùng
  • Khởi động nhanh và khả năng lưu trữ dữ liệu
  • Tương thích hoàn toàn với hệ thống S7–1200

SIMATIC HMI KTP400 Basic — 6AV2123–2DB03–0AX0

SIMATIC HMI KTP700 Basic — 6AV2123–2GB03–0AX0

SIMATIC HMI KTP700 Basic DP — 6AV2123–2GA03–0AX0

SIMATIC HMI KTP900 Basic — 6AV2123–2JB03–0AX0

SIMATIC HMI KTP1200 Basic — 6AV2123–2MB03–0AX0

SIMATIC HMI KTP1200 Basic DP — 6AV2123–2MA03–0AX0

SIMATIC Advanced HMI — Hiện thực hóa các yêu cầu HMI phức tạp đòi hỏi mức độ thuận tiện cao

SIMATIC HMI Comfort Panels

Được thiết kế toàn diện cho hiển thị với những ứng dụng hiệu suất cao. Tích hợp nhiều chức năng và chuẩn giao tiếp đem đến sự thuận tiện nhất đối với các ứng dụng công nghệ cao.

  • Màn hình thông minh, điều chỉnh mức sáng vô cấp với kích thước từ 4″ đến 22″ với 16 triệu màu (có thể cấu hình dọc)
  • Cảm biến hoặc phím bấm vận hành với gốc nhìn lên đến 170º
  • Tích hợp thẻ nhớ hệ thống để lưu trữ chương trình
  • Tích hợp chương trình quản lý năng lượng cho máy, ngay cả với PROFIenergy
  • Tương thích hoàn toàn với hệ thống điều khiển SIMATIC S7–1500
  • Dãy sản lớn và tiếp tục được mở rộng
  • Khả năng linh hoạt nhờ vào các khối chức năng tiêu chuẩn
  • Bảo mật dữ liệu tối đa, ngay cả trong trường hợp làm dịch vụ

Comfort Panels Standard:

SIMATIC HMI KP400 Comfort — 6AV2124–2DC01–0AX0

SIMATIC HMI KTP400 Comfort — 6AV2124–1DC01–0AX0

SIMATIC HMI KP700 Comfort — 6AV2124–1GC01–0AX0

SIMATIC HMI TP700 Comfort — 6AV2124–0GC01–0AX0

SIMATIC HMI TP900 Comfort — 6AV2124–0JC01–0AX0

SIMATIC HMI KP900 Comfort — 6AV2124–1JC01–0AX0

SIMATIC HMI TP1200 Comfort — 6AV2124–0MC01–0AX0

SIMATIC HMI KP1200 Comfort — 6AV2124–1MC01–0AX0

SIMATIC HMI KP1500 Comfort — 6AV2124–1QC02–0AX1

SIMATIC HMI TP1500 Comfort — 6AV2124–0QC02–0AX1

SIMATIC HMI TP1900 Comfort — 6AV2124–0UC02–0AX1

SIMATIC HMI TP2200 Comfort — 6AV2124–0XC02–0AX1

SIMATIC HMI Mobile Panels

Phù hợp cho các ứng dụng di động cấp cao, tùy chọn cho panel di động. Chúng cũng đồng thời sử dụng cho hệ thống máy dừng an toàn và các nhà máy phân tán.

  • Màn hình thông minh, điều chỉnh độ sáng vô cấp với kích thước 4″, 7″, và 9″ với 16 triệu màu.
  • Định vị thông qua terminal box
  • Toàn diện, tích hợp giải pháp an toàn
  • Đánh giá linh hoạt các thành phần chuyển đổi an toàn, ví dụ như thông qua bộ điều khiển S7 fail-safe
  • Nút dừng khẩn cấp được chiếu sáng độc đáo với PROFIsafe
  • Rất tiện dụng kết hợp với thiết kế công nghiệp
  • Tiết kiệm không gian, linh hoạt trong lắp đặt và kết nối
  • Tích hợp đặc biệt trong các ứng dụng an toàn

SIMATIC HMI KTP700 Mobile — 6AV2125–2GB03–0AX0

SIMATIC HMI KTP900 Mobile — 6AV2125–2JB03–0AX0

SIMATIC HMI KTP400F Mobile — 6AV2125–2DB23–0AX0

SIMATIC HMI KTP700F Mobile — 6AV2125–2GB23–0AX0

SIMATIC HMI KTP900F Mobile — 6AV2125–2JB23–0AX0

SIMATIC Industry Panel PCs — SIMATIC IPCs

SIMATIC Panel PC được tối ưu hóa phù hơp với các công việc trực quan được thực hiện trực tiếp trên hệ thống máy hoặc cả nhà máy. Đó là thiết bị All-in one tích hợp máy tính công nghiệp với panel điều khiển.

  • Màn hình rộng từ 7″ cho tới 12″ với công nghệ đơn điểm hay đa điểm
  • Bộ xử lý hiệu suất cao, nhanh, mạnh mẽ với dung lượng lưu trữ lớn (SSD, CFast)
  • Giao diện và cấu hình đa dạng
  • Chất lượng và mức độ phục vụ cao
  • Xử lý data lớn nhanh chóng
  • Linh hoạt trong cấu hình và mở rộng
  • Bảo mật dữ liệu cao và hệ thông luôn sẵn sàng hoạt đông liên tục

SIMATIC IPC277E — Embedded IPC

SIMATIC IPC377E — Basic IPC

SIMATIC IPC477E — Embedded IPC

SIMATIC IPC677D — High-End IPC

SIMATIC IFP và SIMATIC ITC

Nhiều hơn không chỉ là đơn giản là một màn hình giám sát công nghiệp, Siemens đem đến các màn hình LCD tin cậy và cực kỳ chắc chắn với vô số ứng dụng. SIMATIC IFP và SIMATIC ITC sẽ đem đến cho bạn các giải pháp tối ưu: có thể sử dụng độc lập hoặc sử dụng cùng với nhiều trạm điều khiển trong trường hợp mở rộng điều khiển và hiển thị trực quan.

  • Màn hình thông minh với kích thước từ 12″ đến 22″ với công nghệ cảm ứng đơn điểm hoặc đa điểm và thời gian đáp ứng nhanh.
  • Lắp đặt cố định hoặc hổ trợ lắp đặt trên giá đỡ hay bệ đỡ.
  • Sử dụng liên tục 24h cho hoạt động sản xuất công nghiệp.
  • Có thể tách rời thay thế thông qua ngõ Display Port/DVI, USB hoặc Ethernet (ITC)
  • Mức độ sẵn sàng hoạt động cao
  • Thân thiện người dùng với cảm ứng đa điểm

Thương hiệu: HMI WeintekHMI MitsubishiHMI DeltaHMI LSHMI SchneiderHMI ProfaceHMI Siemens

Tổng Quan Các Dòng CPU S7–300

PLC Siemens S7–300 là 1 dòng PLC mạnh của Siemens, S7–300 phù hợp chó các ứng dụng lớn và vừa với các yêu cầu cao về các chức năng đặc biệt như truyền thông mạng công nghiệp, chức năng công nghệ, và các chức năng an toàn yêu cầu độ tin cậy cao. PLC S7–300 là thiết bị điều khiển logic khả trình cỡ trung bình. Thiết kế dựa trên tính chất của PLC S7–200 và bổ sung các tính năng mới. Kết cấu theo kiểu các module sắp xếp trên các thanh rack.

Tính năng ưu việt của PLC S7–300

  • Cấu hình các tín hiệu I/O đơn giản.
  • Có nhiều loại module mở rộng cho CPU và cả cho các trạm remote I/O.
  • Cổng truyền thông Ethernet được tích hợp trên CPU, hổ trợ cấu hình mạng và truyền dữ liệu đơn giản.
  • Kích thước CPU và Module nhỏ giúp cho việc thiết kế tủ điện nhỏ hơn.
  • Có các loại CPU hiệu suất cao tích hợp cổng profinet, tích hợp các chức năng công nghệ, và chức năng an toàn (fail-safe) cho các ứng dụng cao.
  • Bao gồm 7 loại CPU tiêu chuẩn, 7 loại CPU tích hợp I/O, 5 loại CPU fail-safe cho chức năng an toàn, 3 loại CPU công nghệ.

Dòng CPU S7–300 Tiêu Chuẩn

1. SIMATIC S7–300 CPU 312–6ES7312–1AE14–0AB0

  • Phù hợp cho các ứng dụng nhỏ và vừa
  • Bộ nhớ làm việc: 32KB
  • Tốc độ xử lý: 0.1us
  • Timer/counter: 256/256
  • Vùng nhớ: 256 byte
  • Truyền thông: MPI.

2. SIMATIC S7–300 CPU 314–6ES7314–1AG14–0AB0

  • Phù hợp cho các ứng dụng trung bình với tốc độ xử lý cao.
  • Bộ nhớ làm việc: 128KB
  • Tốc độ xử lý: 0.06us
  • Timer/counter: 256/256
  • Vùng nhớ: 256 byte
  • Truyền thông: MPI

3. SIMATIC S7–300 CPU 315–2 DP — 6ES7315–2AH14–0AB0

  • Phù hợp cho các ứng dụng từ trung bình đến lớn. yêu cầu bộ nhớ chương trình lớn. Tích hợp cổng giao tiếp Profibus DP. Phù hợp cho hệ thống cấu hình các I/O phân tán.
  • Bộ nhớ làm việc: 256KB
  • Tốc độ xử lý: 0.05us
  • Timer/counter: 256/256
  • Vùng nhớ: 2048 byte
  • Truyền thông: MPI, Profibus DP

4. SIMATIC S7–300 CPU 315–2 PN/DP — 6ES7315–2EH14–0AB0

  • Có bộ nhớ chương trình vừa. tích hợp cổng Profinet (2 cổng RJ45). Cấu hình các I/O phân tán qua mạng profinet.
  • Bộ nhớ làm việc: 384KB
  • Tốc độ xử lý: 0.05us
  • Timer/counter: 256/256
  • Vùng nhớ: 2048byte
  • Truyền thông: MPI, Profibus DP, Profinet

5. SIMATIC S7–300 CPU 317–2 DP — 6ES7317–2AK14–0AB0

  • Có bộ nhớ làm việc lớn, phù hợp cho hệ thống lớn được chia ra làm nhiều khu vực. Thích hợp làm CPU điều khiển trung tâm với các I/O phân tán. Tích hợp giao tiếp profibus.
  • Bộ nhớ làm việc: 1MB
  • Tốc độ xử lý: 0.025us
  • Timer/counter: 512/512
  • Vùng nhớ: 4096 byte
  • Truyền thông: MPI, Profibus DP

6. SIMATIC S7–300 CPU 317–2 PN/DP — 6ES7317–2EK14–0AB0

  • Có bộ nhớ làm việc lớn, phù hợp cho hệ thống lớn được chia ra làm nhiều khu vực. Thích hợp làm CPU điều khiển trung tâm với các I/O phân tán. Tích hợp giao tiếp profibus DP, và profinet
  • Bộ nhớ làm việc: 1MB
  • Tốc độ xử lý: 0.025us
  • Timer/counter: 512/512
  • Vùng nhớ: 4096 byte
  • Truyền thông: MPI, Profibus DP, Profinet

7. SIMATIC S7–300 CPU 319–3 PN/DP — 6ES7318–3EL01–0AB0

  • Phù hợp cho ứng dụng có yêu cầu tốc độ cao, bộ nhớ làm việc lớn, phù hợp cho hệ thống lớn được chia ra làm nhiều khu vực. Thích hợp làm CPU điều khiển trung tâm với các I/O phân tán. Tích hợp giao tiếp profibus, profinet
  • Bộ nhớ làm việc: 2MB
  • Tốc độ xử lý: 0.004us
  • Timer/counter: 2048/2048
  • Vùng nhớ: 8192 byte
  • Truyền thông: MPI, Profibus DP, Profinet.

Dòng CPU S7–300 Tích Hợp Ngõ I/O

Là loại CPU được tích hợp các ngõ vào ra số và tương tự và các chức năng công nghệ (đếm tốc độ cao, PID, điều khiển vị trí). Dòng CPU compact này đặc biệt phù hợp với các công việc đo đếm nhanh khi truy cấp trực tiếp vào phần cứng. Nó cho phép dễ dàng định vị trí bằng việc điều khiển trực tiếp biến tần MICROMASTER và cũng bao gồm điều khiển PID với một khối chức năng.

1. SIMATIC S7–300 CPU 312C — 6ES7312–5BF04–0AB0

  • Tích hợp các chức năng: Đếm, đo tần số (10Khz), điều khiển độ rộng xung, xuất xung (2.5 Khz).
  • 10 ngõ vào số/6 ngõ ra số.
  • Bộ nhớ làm việc: 64kB.
  • Tốc độ xử lý: 0.1us.
  • Timer/counter: 256/256.
  • Vùng nhớ: 256 byte.
  • Truyền thông: MPI

2. SIMATIC S7–300 CPU 313C — 6ES7313–5BG04–0AB0

  • Tích hợp các chức năng: Đếm, đo tần số (30Khz), điều khiển độ rộng xung, xuất xung (2.5Khz), điều khiển vòng kín.
  • 24 ngõ vào số/16 ngõ ra số.
  • 4 ngõ vào/ 2 ngõ ra tương tự.
  • Bộ nhớ làm việc: 128kB.
  • Tốc độ xử lý: 0.07us.
  • Timer/counter: 256/256.
  • Vùng nhớ: 256 byte.
  • Truyền thông: MPI.

3SIMATIC S7–300 CPU 313C-2 PTP — 6ES7313–6BG04–0AB0

  • Tích hợp các chức năng: đếm/đo tần số (30Khz), điều khiển độ rộng xung, xuất xung (2.5 Khz), điều khiển vòng kín.
  • 16 ngõ vào số/16 ngõ ra số.
  • Bộ nhớ làm việc: 128kB.
  • Tốc độ xử lý: 0.07us.
  • Timer/counter: 256/256.
  • Vùng nhớ: 256 byte.
  • Truyền thông: MPI, Point to point

4SIMATIC S7–300 CPU 313C-2 DP — 6ES7313–6CG04–0AB0

  • Tích hợp các chức năng: Đếm/Đo tần số (30Khz). Điều khiển độ rộng xung. Xuất xung (2.5 Khz). Điều khiển vòng kín.
  • 16 ngõ vào số/ 16 ngõ ra số.
  • Bộ nhớ làm việc: 128kB.
  • Tốc độ xử lý: 0.07us.
  • Timer/counter: 256/256.
  • Vùng nhớ: 256 byte.
  • Truyền thông: MPI, Profibus DP

5SIMATIC S7–300 CPU 314C-2 PTP — 6ES7314–6BH04–0AB0

  • Tích hợp các chức năng: Đếm/Đo tần số (60khz), điều khiển độ rộng xung, xuất xung (2.5 Khz), điều khiển vòng kín, điều khiển vị trí.
  • 24 ngõ vào số/ 16 ngõ ra số.
  • 4 ngõ vào/ 2 ngõ ra tương tự.
  • Bộ nhớ làm việc: 192kB
  • Tốc độ xử lý: 0.06us.
  • Timer/counter: 256/256.
  • Vùng nhớ: 256 byte.
  • Truyền thông: MPI, Point to point

6SIMATIC S7–300 CPU 314C-2 DP — 6ES7314–6CH04–0AB0

  • Tích hợp các chức năng: Đếm/ Đo tần số (60Khz). Điều khiển độ rộng xung. Xuất xung (2.5 Khz). Điều khiển vòng kín. Điều khiển vị trí.
  • 24 ngõ vào số/ 16 ngõ ra số.
  • 4 ngõ vào/ 2 ngõ ra tương tự.
  • Bộ nhớ làm việc: 192kB.
  • Tốc độ xử lý: 0.06us.
  • Timer/counter: 256/256.
  • Vùng nhớ: 256 byte.
  • Truyền thông: MPI, Profibus DP

7SIMATIC S7–300 CPU 314C-2 PN/DP — 6ES7314–6EH04–0AB0

  • Tích hợp các chức năng: Đếm/ Phát hiện tần số (60Khz). Điều khiển độ rộng xung. Xuất xung (2.5 Khz). Điều khiển vòng kín. Điều khiển vị trí.
  • 24 ngõ vào số/ 16 ngõ ra số
  • 4 ngõ vào/ 2 ngõ ra tương tự.
  • Bộ nhớ làm việc: 192kB.
  • Tốc độ xử lý: 0.06us.
  • Timer/counter: 256/256.
  • Vùng nhớ: 256 byte.
  • Truyền thông: MPI, Profibus DP, Profinet

Dòng CPU S7–300 Công Nghệ — Technology CPUs

Đây là dòng CPU chuyên biệt của Siemens được thiết kế để phù hợp cho các ứng dụng điều khiển vị trí (Motion) theo nhiều trục. Với chức năng PLCopen sẽ giúp cho việc lập trình dễ dàng hơn. Ngoài ra với CPU317TF-2DP còn có chức năng an toàn.

  1. SIMATIC S7–300 CPU 315T-3 PN/DP — 6ES7315–7TJ10–0AB0

Dòng CPU này có đến 32 đối tượng chức năng với vùng nhớ làm việc ở mức trung bình. CPU tích hợp chức năng điều khiển vị trí với đầy đủ tính năng tiêu chuẩn của bộ CPU 315–2 PN/DP. Ứng dụng lý tưởng cho di chuyển đồng bộ như các khớp nối, hộp số, đĩa cam, điều khiển vị trí và áp suất cho hệ thống thủy lực….

  • Bộ nhớ làm việc: 384KB
  • Tốc độ xử lý: 0.05us
  • Timer/counter: 256/256
  • Vùng nhớ: 2048 byte
  • Truyền thông: MPI, Profibus DP, Profinet.

2SIMATIC S7–300 CPU 317T-3 PN/DP — 6ES7317–7TK10–0AB0

Với 64 khối chức năng với bộ nhớ làm việc lớn. CPU 317T-3 PN/DP sử dụng cho các ứng dụng với nhiều phân đoạn. CPU tích hợp chức năng điều khiển vị trí với đầy đủ tính năng tiêu chuẩn của bộ CPU 317–2 PN/DP. Ứng dụng lý tưởng cho di chuyển đồng bộ như các khớp nối, hộp số, đĩa cam, điều khiển vị trí và áp suất cho hệ thống thủy lực….

  • Bộ nhớ làm việc: 1MB
  • Tốc độ xử lý: 0.025us
  • Timer/counter: 512/512
  • Vùng nhớ: 4096 byte
  • Truyền thông: MPI, Profibus DP, Profinet

3SIMATIC S7–300 CPU 317TF-3 PN/DP — 6ES7317–7UL10–0AB0

CPU 317TF-3 PN/DP là dòng CPU có khả năng điều khiển vị trí, các chức năng của một dòng CPU tiêu chuẩn và chức năng an toàn cơ bản chỉ trên một thiết bị duy nhât. Dựa trên việc tích hợp chức năng an toàn bộ điều khiển đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn liên quan đến các ứng dụng đòi hỏi các chức năng liên qua đến an toàn như: EN 954–1 up to Cat. 4, IEC 62061 up to SIL 3 and EN ISO 13849 up to PL e.

  • CPU với đầy đủ tính năng tiêu chuẩn của bộ CPU 317–2 PN/DP và CPU 317F-2 PN/DP (ngoại trừ CBA)
  • Bộ nhớ làm việc: 1.5MB
  • Tốc độ xử lý: 0.025us
  • Timer/counter: 512/512
  • Vùng nhớ: 4096 byte
  • Truyền thông: MPI, Profibus DP, Profinet.

Dòng CPU S7–300 Fail-safe

Bộ điều khiển CPU Fail-safe là dòng CPU được sử dụng để đảm bảo chức năng an toàn của máy móc hay phân xưởng. Dòng CPU này đáp ứng yêu cầu an toàn cao nhất và phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn như: EN 954–1 up to Cat. 4, IEC 62061 up to SIL 3 and EN ISO 13849–1 up to PL e. Chúng có thể hoạt động đồng thời cả chức năng của một CPU tiêu chuẩn và chức năng an toàn chỉ trên cùng một thiết bị.

  1. SIMATIC S7–300 CPU 315F-2 DP — 6ES7315–6FF04–0AB0

CPU 315F-2 DP có cấu trúc dựa trên nền tảng dòng CPU 315–2 DP với các chức năng tiêu chuẩn và tích hợp thêm chức năng an toàn Fail-safe.

  • Phù hợp chương trình có vùng nhớ ở mức trung bình.
  • Bộ nhớ làm việc: 384 KB
  • Tốc độ xử lý: 0.05us
  • Timer/counter: 256/256
  • Vùng nhớ: 2048 byte
  • Truyền thông: MPI, Profibus DP

2SIMATIC S7–300 CPU 315F-2 PN/DP — 6ES7315–6FJ14–0AB0

CPU 315F-2 PN/DP có cấu trúc dựa trên nền tảng dòng CPU 315–2 PN/DP với các chức năng tiêu chuẩn và tích hợp thêm chức năng an toàn Fail-safe.

  • Phù hợp chương trình có vùng nhớ ở mức trung bình.
  • Bộ nhớ làm việc: 512 KB
  • Tốc độ xử lý: 0.05us
  • Timer/counter: 256/256
  • Vùng nhớ: 2048 byte
  • Truyền thông: MPI, Profibus DP, Profinet.

3SIMATIC S7–300 CPU 317F-2 DP — 6ES7317–6FF04–0AB0

CPU 317F-2 DP phù hợp cho các ứng dụng lớn và các hệ thống tự động đòi hỏi mức độ an toàn cao cho các nhà máy xí nghiệp.

  • Bộ nhớ làm việc: 1.5 MB
  • Tốc độ xử lý: 0.025us
  • Timer/counter: 512/512
  • Vùng nhớ: 4096 byte
  • Truyền thông: MPI, Profibus DP

4SIMATIC S7–300 CPU 317F-2 PN/DP — 6ES7317–2FK14–0AB0

CPU 317F-2 PN/DP có cấu trúc dựa trên nền tảng dòng CPU 317–2 PN/DP với các chức năng tiêu chuẩn và tích hợp thêm chức năng an toàn Fail-safe. Đây là dòng CPU phù hợp cho các ứng dụng lớn và đòi hỏi mức độ an toàn cao.

  • Bộ nhớ làm việc: 1.5 MB
  • Tốc độ xử lý: 0.025us
  • Timer/counter: 512/512
  • Vùng nhớ: 4096 byte
  • Truyền thông: MPI, Profibus DP

5SIMATIC S7–300 CPU 319F-3 PN/DP — 6ES7318–3FL01–0AB0

CPU 319F-3 PN/DP là dòng CPU có hiệu suất cao, phù hợp với các chương trình có vùng nhớ và cấu trúc lớn. Các chương trình đòi hỏi mức độ an toàn cao.

  • Bộ nhớ làm việc: 2.5 MB
  • Tốc độ xử lý: 0.004 us
  • Timer/counter: 2048/2048
  • Vùng nhớ: 8192 byte
  • Truyền thông: MPI, Profibus DP, Profinet

Tham khảo thêm: PLC S7–200PLC S7–1200PLC S7–1500PLC S7–400

Cảm biến áp suất là gì? Top 3 loại cảm biến áp suất cần biết

Cảm biến áp suất là một thành phần quan trọng trên hệ thống máy bơm nói chung và hệ thống bơm công nghiệp nói riêng. Vậy chức năng và nhiệm vụ của chúng là gì?

Bài viết này, TKP sẽ chia sẻ chi tiết về dòng cảm biến áp suất, để chúng ta có cơ sở để chọn cảm biến phù hợp với hệ thống bơm. Các bạn cùng xem nhé!

Cảm biến áp suất là gì

Cảm biến áp suất là gì? Một câu hỏi rất là phổ biến, mà lượt tìm kiếm trên công cụ google lên đến hàng chục triệu kết quả.

Vy cảm biến áp suất là gì? Đây chính là loại thiết bị điện tử có khả năng đo được áp suất, áp lực thông qua bộ phận cảm biến và chuyển đổi thành tín hiệu điện gửi về bộ đọc.

Tại sao phải đo áp suất? Vì áp suất đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều ứng dụng. Ví dụ như trên hệ thống máy bơm, nếu không kiểm soát được áp suất, máy bơm hoạt động liên tục, áp suất tăng cao quá mức sẽ gây ra hậu quả vô cùng khủng khiếp như vỡ đường ống, hỏng máy bơm…ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản suất.

Có mấy cách theo dõi áp suất?

Thông thường sẽ có 2 cách để theo dõi áp suất,

  • 1 là sử dụng cảm biến áp suất (loại có hiển thị thì xem trực tiếp giá trị đo trên màn hình, loại không hiển thị thì xem trên bộ đọc),
  • 2 là sử dụng đồng hồ áp suất, gắn trên các đường ống hay tank chứa, áp suất bên trong ống bao nhiêu sẽ được hiển thị ngay trên mặt đồng hồ (đồng hồ áp suất cũng có 2 loại hiển thị kim analog và hiển thị điện tử)

Tín hiệu ngõ ra của cảm biến áp suất là gì?

Tín hiệu ngõ ra của cảm biến áp suất thường là tín hiệu analog dòng hoặc áp. Như là 4–20mA, 0–5V, 0–10V, 0–20mA… phù hợp với các thiết bị đọc như màn hình hiển thị, PLC, biến tần,…

Nhưng hiện nay tín hiệu 4–20mA được xem là tín hiệu chuẩn công nghiệp. Vì thế, các bạn nên chọn cảm biến áp suất có output là 4–20mA nhé!

Đơn vị cảm biến áp suất

Áp suất là một đại lượng vật lý, được tính bằng công thức:

Trong đó:

  • P là áp suất, đơn vị N/m²
  • F là lực tác dụng, đơn vị N
  • S là diện tích, đơn vị 

Tức là lực tác dụng trên một đơn vị diện tích theo chiều vuông góc với bề mặt vật thể. Từ công thức trên, chúng ta có đơn vị của áp suất được tính bằng N/m². Một đơn vị khác chúng ta thường hay bắt gặp đó là Pascal, để vinh danh nhà toán học, vật lý học Blaise Pascal nổi tiếng người Pháp ở thế kỷ 17.

Như vậy có nghĩa rằng: N/m² = Pascal (Pa) Hay 1 N/m² = 1Pa

Tuy nhiên trong thực tế, các quốc gia khác nhau sẽ có một đơn vị tính áp suất riêng khác nhau. Vì sao lại có sự không đồng nhất ở đây? Là do các nước phát triển họ không muốn đi theo hay dùng chung với quốc gia khác, vì thế họ luôn tự tôn với đơn vị riêng của họ.

Ví dụ như:

  • Nhật và châu Á thì dùng MpaKpa
  • Mỹ dùng Psi
  • Các nước phương Tây lại chọn riêng cho mình đơn vị barkg/cm²

Ví dụ về chuyển đổi giá trị giữa các đơn vị đo áp suất phổ biến. Chúng ta sẽ dùng đơn vị bar của phương tây làm cột móc so sánh với các đơn vị khác nhé!

Như vậy ta sẽ có:

  • bar = 0.98692 atm
  • bar = 750 torr
  • bar = 14.504 psi
  • bar = 100.000 Pa = 1⁰⁵ Pa
  • bar = 1.0197 at

Nguyên lý cảm biến áp suất

Như mục trên mình có chia sẻ, cảm biến áp suất nhận tín hiệu áp suất, áp lực tại điểm lắp đặt, sau đó chuyển đổi tín hiệu này thành tín hiệu điện dưới dạng analog thông qua khối xử lý chuyển đổi. Sau đó, tín hiệu điện này được hiển thị qua bộ đọc hoặc truyền về PLC hay biến tần để điều khiển hệ thống theo chương trình cài đặt.

Chúng ta có thể lấy một dòng cảm biến áp suất phổ biến để dễ hình dung hơn. Đó là cảm biến áp suất màng.

Cụ thể:

Trên hệ thống đường ống dẫn, khi lưu chất (có thể là dạng nước, hơi, khí…) đi qua sẽ tác động một lực vào màng cảm biến áp suất màng được lắp đặt trên đường ống. Màng cảm biến bị tác động ép vào sẽ tạo một lực chạm bên trong.

Sự biến đổi này, sẽ được bộ xử lý phân tích và so sánh. Sau đó tạo thành một tín hiệu điện dạng analog (có thể là dòng hoặc áp tuỳ vào loại cảm biến áp suất). Giá trị nhận được của tín hiệu này phụ thuộc vào áp lực tác động lên sensor cảm biến. Và tín hiệu điện này được hiển thị thành giá trị đo hoặc là gửi đến bộ điều khiển để thu thập dữ liệu hoặc điều khiển hệ thống như tốc độ máy bơm…

Các loại cảm biến áp suất

Cảm biến áp suất về cơ bản được chia làm 3 loại cụ thể mà TKP trình bày ngay bên dưới. Tuy nhiên về mục đích đo cũng như là công nghệ thì không có nhiều sự khác biệt giữa các loại này. Cụ thể như sau:

Cảm biến áp suất tương đối

Cảm biến áp suất tương đối là dòng cảm biến hoạt động dựa trên nguyên lý so sánh với áp suất không khí.

Tức là khi chúng ta lắp đặt cảm biến tại môi trường khí quyển thì giá trị áp suất đo được là 0 bar. Ví dụ: Chúng ta đo được áp suất tương đối bằng 2 bar tại vị trí lắp đặt nào đó, thì có nghĩa là áp suất tại vị trí đo đang lớn hơn áp suất khí quyển một đại lượng áp suất là 2 bar.

Cảm biến áp suất tuyệt đối

Cảm biến áp suất tuyệt đối là gì? Là dòng cảm biến dùng để đo chính xác giá trị áp suất tại vị trí lắp đặt so với áp suất chân không. Điều này có nghĩa là cảm biến áp suất đo từ giá trị chân không cho đến giá trị áp suất đo được tại điểm đặt cảm biến.

Như vậy, chúng ta dễ thấy có sự chênh lệch 1 bar giữa cảm biến áp suất tuyệt đối và cảm biến áp suất tương đối.

Ví dụ: Cảm biến áp suất tuyệt đối có giá trị thang đo từ 0–5 bar thì tương đương với cảm biến áp suất tương đối có thang đo từ 0–4 bar. Và tại thời điểm cảm biến áp suất tuyệt đối đặt trong môi trường khí quyển nhưng không có hoạt động đo lường thì giá trị đo được trên cảm biến tại thời điểm đó sẽ là 1 bar.

Cảm biến áp suất chênh áp

Cảm biến chênh áp là dòng cảm biến đo sự chênh lệch giữa hai áp suất.

Cảm biến chênh áp được sử dụng để đo giảm áp trên bộ lọc dầu, lọc khí. Đặc biệt là các ứng dụng dùng để đo mức chất lỏng (bằng cách so sánh áp suất trên và dưới chất lỏng) hoặc tốc độ dòng chảy.

Ứng dụng cảm biến áp suất

Cảm biến áp suất được ứng dụng trong rất nhiều ngành từ giáo dục , y tế cho đến các hệ thống sản xuất công nghiệp.

Ở đâu có nhu cầu theo dõi áp lực, áp suất bình chứa, đường ống, áp suất máy thì sẽ có sự xuất hiện của cảm biến áp suất. Chúng ta dễ dàng bắt gặp các ứng dụng như:

  • Cảm biến áp suất nước: chuyên dùng ở các nhà máy nước, tank chứa nước. Đặc biệt là trên các hệ thống máy bơm công nghiệp, máy bơm chìm là một thiết bị có tính năng bảo vệ hệ thống ống dẫn và máy bơm tránh xảy ra sự cố quá áp
  • Cảm biến áp suất khí nén: theo dõi áp lực trên máy nén khí, bình khí nén
  • Cảm biến áp suất dầu: theo dõi áp suất bồn dầu, đường ống dẫn dầu
  • Cảm biến áp suất nhớt: đo áp lực nhớt trên máy móc, đo áp lực nhớt trong ống dẫn, tank chứa
  • Cảm biến áp suất đường ống nạp: đo áp lực đầu vào trên các hệ thống đường ống nạp
  • Cảm biến áp suất không khí: đo áp suất, áp lực của khí
  • Cảm biến áp suất nhiên liệu: đo áp suất trong các bồn chứa nhiên liệu vận hành máy móc
  • Cảm biến áp suất đường ống nước: đo áp lực nước trên các hệ thống đường ống dẫn cấp nước đô thị…

Qua bài viết này, các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích và cần thiết để xây dựng một hệ thống máy bơm hoàn chỉnh. Các bạn có nhu cầu tư vấn về hệ thống máy bơm hoặc chọn bơm cho hệ thống hiện hữu? Hãy liên hệ ngay với Thái Khương để được hỗ trợ tốt nhất!

Loại cảm biến phổ biến: Tiệm cậnSợi quangQuang điệnVùng(khu vực)Lưu lượngxy lanhĐiện dung

Cảm Biến Lưu Lượng | Cảm Biến Lưu Lượng Nước - Khí Nạp

Cảm biến lưu lượng tiếp xúc được sử dụng trong các ứng dụng mà chất lỏng hoặc khí được đo dự kiến ​​sẽ không bị tắc nghẽn trong đường ống khi nó tiếp xúc với các bộ phận chuyển động của cảm biến.

Cảm biến lưu lượng là gì

Cảm biến lưu lượng (thường được gọi là “đồng hồ đo lưu lượng”) là một thiết bị điện tử có chức năng đo hoặc điều chỉnh tốc độ dòng chảy của chất lỏng và khí trong ống. Cảm biến lưu lượng thường được kết nối với đồng hồ đo để hiển thị các phép đo của chúng, nhưng chúng cũng có thể được kết nối với máy tính và thiết bị điều khiển. Chúng thường được sử dụng trong các hệ thống HVAC, thiết bị y tế, nhà máy hóa chất và hệ thống xử lý nước. Cảm biến lưu lượng có thể phát hiện rò rỉ, tắc nghẽn, vỡ đường ống và thay đổi nồng độ chất lỏng do nhiễm bẩn hoặc ô nhiễm.

Cảm biến lưu lượng tiếng Anh

Cảm biến lưu lượng tiếng Anh được gọi là Flow sensor. Còn đồng hồ đo lưu lượng thì được gọi là Flow meter. Hai thiết bị này có quan hệ mật thiết với nhau. Và có thể chúng được tích hợp làm một trong một vài ứng dụng cụ thể.

Cảm biến lưu lượng công nghiệp

Cảm biến lưu lượng công nghiệp có thể được chia thành hai nhóm: cảm biến lưu lượng tiếp xúc và không tiếp xúc.

Cảm biến lưu lượng tiếp xúc được sử dụng trong các ứng dụng mà chất lỏng hoặc khí được đo dự kiến ​​sẽ không bị tắc nghẽn trong đường ống khi nó tiếp xúc với các bộ phận chuyển động của cảm biến. Ngược lại, cảm biến lưu lượng không tiếp xúc không có bộ phận chuyển động và chúng thường được sử dụng khi chất lỏng hoặc khí (thường là sản phẩm thực phẩm) đang được giám sát sẽ bị nhiễm bẩn hoặc thay đổi vật lý do tiếp xúc với các bộ phận chuyển động.

Hai loại cảm biến lưu lượng tiếp xúc phổ biến nhất là cảm biến lưu lượng xoáy và cảm biến lưu lượng cơ học. Cảm biến dòng xoáy nói cho dễ hiểu thì chúng bao gồm một chốt uốn cong về phía trước và phía sau khi tiếp xúc với chất lỏng hoặc khí đang chảy. Sự khác biệt về áp suất (tức là các xoáy) do chốt tạo ra được đo để xác định tốc độ dòng chảy. Cảm biến lưu lượng cơ học sử dụng cánh quạt quay với tốc độ tỷ lệ thuận với tốc độ dòng chảy. Cảm biến lưu lượng cơ học cũng có thể được điều khiển để làm tăng hoặc giảm tốc độ dòng chảy.

Cảm biến lưu lượng siêu âm là loại cảm biến lưu lượng không tiếp xúc phổ biến nhất. Cảm biến dòng siêu âm gửi các xung âm thanh tần số cao qua môi trường chất lỏng hoặc khí đang chảy. Các cảm biến này đo thời gian từ khi phát ra âm thanh đến khi âm thanh tiếp xúc với bộ thu của cảm biến để xác định tốc độ dòng chảy của khí hoặc chất lỏng.

Nhưng trong lý thuyết, cảm biến lưu lượng lại được chia làm 3 loại dựa theo nguyên lý đo của chúng.

Chúng gồm ba loại:

  • Cảm biến lưu lượng thể tích
  • Cảm biến lưu lượng khối lượng
  • Cảm biến lưu lượng vận tốc

Cảm biến lưu lượng thể tích

Cảm biến lưu lượng thể tích là duy nhất trong số các cảm biến lưu lượng thực hiện phép đo trực tiếp thể tích chất lỏng đi qua thiết bị. Tất cả các loại cảm biến lưu lượng khác không trực tiếp đo tốc độ dòng chảy mà thay vào đó, đo một thông số khác (chẳng hạn như áp suất) và sau đó sử dụng thông tin đó để lấy hoặc suy ra tốc độ dòng chảy từ phép đo được thực hiện. Với cảm biến lưu lượng thể tích, một thể tích chất lỏng đã biết sẽ được cuốn vào và di chuyển qua cảm biến bằng cách sử dụng các bộ phận quay để truyền một cách hiệu quả chất lỏng có thể tích đã biết này theo tuần tự trước khi cho phép nhiều chất lỏng hơn đi vào thiết bị. Khi các bộ phận quay hoàn thành một vòng quay, một lượng chất lỏng đã biết đã được chuyển qua cảm biến. Đếm số vòng quay xảy ra trên một đơn vị thời gian sau đó thiết lập thể tích chất lỏng đi qua trên một đơn vị thời gian. Vì dòng chất lỏng chuyển động trực tiếp các thành phần quay nên vận tốc quay tỷ lệ thuận với tốc độ dòng chảy.

Việc giữ chất lỏng bên trong cảm biến lưu lượng được thực hiện thông qua việc sử dụng các phốt cơ khí được thiết kế để ngăn chặn sự đi qua của bất kỳ chất lỏng nào qua thiết bị mà không đo. Với các thành phần chính xác cao có khe hở tối thiểu, cảm biến lưu lượng đo thể tích có độ chính xác cao. Chúng cũng có khả năng hoạt động trên nhiều độ nhớt chất lỏng, có yêu cầu bảo trì thấp và có tuỳ chọn giao diện cơ học hoặc điện tử. Dùng cho các ứng dụng như đo dầu, xăng, chất lỏng thủy lực và đo nước và khí…

Cảm biến lưu lượng khối

Cảm biến lưu lượng khối thường được tìm thấy trong các ứng dụng ô tô, nơi chúng được sử dụng để đo khối lượng không khí đi vào hệ thống nạp khí của động cơ đốt trong. Đầu ra của cảm biến được đưa đến hệ thống điều khiển động cơ điện tử, nơi nó được sử dụng làm đầu vào để xác định lượng nhiên liệu cần cung cấp cho động cơ để thu được hỗn hợp nhiên liệu-không khí thích hợp cho quá trình đánh lửa.

Một kiểu khác của cảm biến lưu lượng khối lượng được gọi là đồng hồ đo lưu lượng Coriolis. Kiểu dáng của đồng hồ đo lưu lượng khối lượng này sử dụng nguyên tắc rằng chất lỏng chảy qua một ống dao động sẽ thể hiện quán tính, làm cho ống xoắn và mức độ xoắn của nó tỷ lệ với tốc độ dòng chảy của chất lỏng.

Chất lỏng quá trình được tách ra và đi qua hai ống trong cảm biến được kích thích bởi một cuộn dây dẫn động, khiến chúng dao động đối nghịch với nhau ở tần số cộng hưởng của chúng. Khi các ống dao động, các cảm biến điện tử gắn trong các ống sẽ chuyển chuyển động của các ống thành sóng hình sin.

Khi không có dòng chảy qua các ống, sóng sin vào và ra cùng pha, nghĩa là các ống chuyển động đồng bộ. Khi có dòng chất lỏng chảy trong các ống, hiệu ứng Coriolis gây ra chuyển động xoắn trong các ống chảy ngược chiều với nhau. Chuyển động này dẫn đến sự lệch pha của sóng sin phản ánh chuyển động không đồng bộ của hai ống. Chênh lệch thời gian quan sát được giữa hai sóng sin, được gọi là Δt, tỷ lệ với tốc độ dòng chảy của chất lỏng trong ống.

Tần số của sóng sin có thể được sử dụng để đo mật độ của chất lỏng trong ống. Mật độ chất lỏng tỷ lệ nghịch với bình phương tần số. Chất lỏng có khối lượng riêng lớn hơn sẽ thể hiện tần số dao động thấp hơn. Biết được tốc độ dòng chảy khối lượng và mật độ chất lỏng cho phép dễ dàng tính được lưu lượng thể tích.

Cảm biến lưu lượng vận tốc

Cảm biến lưu lượng vận tốc là những cảm biến trong đó cảm biến lấy được tốc độ dòng chảy bằng cách thực hiện phép đo vận tốc của chất lỏng thông qua cảm biến. Loại cảm biến lưu lượng này có nhiều loại, bao gồm:

  • Cơ khí (ví dụ: Tuabin, Cánh quạt và Bánh xe chèo)
  • Điện từ
  • Siêu âm

Với cảm biến lưu lượng cơ học, một thiết bị cơ học quay, chẳng hạn như bánh xe cánh khuấy được gắn trên ổ trục, nằm trực tiếp trong đường dẫn dòng chảy. Khi chất lỏng chuyển động, cánh khuấy quay và chuyển động quay của nó được phát hiện bởi một cảm biến như hiệu ứng Hall, cuộn dây từ tính hoặc cảm biến hồng ngoại. Sau đó, thiết bị điện tử của cảm biến lưu lượng sẽ chuyển đổi các vòng quay thành tín hiệu đầu ra, chẳng hạn như xung sóng hình chữ nhật, có thể được lập trình để thể hiện một đầu ra nhất định trên một đơn vị thời gian.

Cảm biến lưu lượng cánh khuấy tiết kiệm chi phí với nguyên lý hoạt động đơn giản, nhỏ gọn và cũng cần rất ít năng lượng để hoạt động. Một ưu điểm chính khác là các cảm biến này có thể hoạt động với nhiều loại chất lỏng vì không phụ thuộc vào việc có chất lỏng dẫn điện. Các hạn chế là cảm biến liên quan đến các bộ phận chuyển động bị mài mòn và tích tụ ô nhiễm từ chất lỏng không sạch, điều này cản trở hoạt động của nó và cần được bảo trì.

Cảm biến lưu lượng điện từ, đôi khi được gọi là cảm biến lưu lượng EMF hoặc cảm biến lưu lượng từ tính, hoạt động dựa trên định luật cảm ứng Faraday. Các thiết bị chứa một cuộn dây tạo ra từ trường trong chất lỏng được đo và sau đó sử dụng một bộ điện cực để đo điện áp cảm ứng tạo ra từ dòng chất lỏng dẫn điện qua từ trường. Điện áp gây ra sẽ tỷ lệ với vận tốc của chất lỏng trong ống. Biết vận tốc và kích thước của mặt cắt ngang của đường ống, phép đo vận tốc có thể được chuyển đổi thành tốc độ dòng chảy thể tích.

Cảm biến lưu lượng điện từ yêu cầu rằng chất lỏng được đo có độ dẫn điện tối thiểu nhất và có ưu điểm là không gây giảm áp suất trong đường ống. Mặc dù chúng thích hợp với các chất lỏng có mức độ ô nhiễm nhất định, nhưng chúng không hoạt động với các chất lỏng không dẫn điện như dầu, hơi nước hoặc khí.

Ngoài ra, còn một dòng cảm biến lưu lượng dạng siêu âm đang rất phổ biến trên thị trường, sẽ được Thái Khương giới thiệu chi tiết trong bài sau. Các bạn nhớ đón theo dõi nhé!

Ứng dụng cảm biến lưu lượng trong công nghiệp

Trong các hệ thống bơm xử lý trong công nghiệp tuỳ theo điều và yêu cầu theo dõi vận hành, mà sẽ có một hay nhiều thiết bị cảm biến lưu lượng được sử dụng. Các cảm biến này đóng vai trò là điều kiện cần để máy bơm hoạt động theo quy trình được thiết kế.

Các dây chuyền, hệ thống hay sử dụng cảm biến lưu lượng, ví dụ như:

  • Hệ thống chiết rót trong các nhà máy sản xuất F&B
  • Hệ thống xử lý nước thải
  • Hệ thống cung cấp nước
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy
  • Hệ thống sản xuất năng lượng
  • Theo dõi lưu lượng xả trong các tank chứa…

Loại cảm biến phổ biến: Tiệm cận, Sợi quang, Quang điện, Vùng(khu vực), Áp suất, xy lanh, Điện dung

Cảm Biến Nhiệt Độ | Cảm Biến Nhiệt Độ Pt100

Đã từ rất lâu rồi, cảm biến nhiệt độ trở thành một thành phần không thể thiếu trong nhiều hệ thống, nhiều ứng dụng sản xuất… và trong đó có các hệ thống bơm xử lý lưu chất.

Bài viết này, Thái Khương sẽ nói về cảm biến nhiệt độ, một thiết bị quan trọng mà rất nhiều bạn còn đang mơ hồ về chúng.

Cảm biến nhiệt độ là gì

Trong cuộc sống, nhiệt độ chính là một yếu tố ảnh hưởng đến khá nhiều vấn đề xung quanh chúng ta. Chẳng hạn như nhiệt độ làm cho nước sôi lên hay lạnh đến đông cứng đi. Nhiệt độ làm cho chúng ta cảm thấy nóng hay lạnh… Do đó, việc theo dõi, giám sát và điều khiển được nhiệt độ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong nhiều vấn đề như: đảm bảo chất lượng môi trường sống, chế biến các món ăn ngon,… và trong công nghiệp việc điều khiển nhiệt độ sẽ giúp cho việc sản xuất thuận lợi và đảm bảo chất lượng. Đó là mục đích và mục tiêu đặt ra, vậy trên thực tế người ta giám sát nhiệt độ bằng cách nào? Bằng thiết bị gì?

Có kha khá cách có thể giám sát nhiệt độ như dùng tay thử, dùng nhiệt kế thuỷ ngân… nhưng hiện đại và chính xác nhất vẫn là dùng các cảm biến nhiệt độ.

Tại sao lại gọi là cảm biến nhiệt độ? Vì chúng như mô phỏng lại cách cảm nhận nhiệt độ của cơ thể chúng ta vậy. Và cho đến hiện tại, có rất nhiều loại cảm biến nhiệt độ được phát minh và chế tạo. Mỗi loại có một đặc điểm và nguyên lý cảm nhận nhiệt riêng. Phần nội dung bên dưới chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.

Các loại cảm biến nhiệt độ

Có rất nhiều biến thể cảm biến nhiệt độ được phát triển từ phiên bản cảm biến nhiệt độ đầu tiên ra đời. Cho đến nay, có thể chia làm các loại được trình bày ngay bên dưới đây. Chúng gồm có:

Cảm biến nhiệt độ điện trở RTD

Là loại gần như là phổ biến nhất trong các ứng dụng bao gồm cả dân dụng và công nghiệp. Với loại cảm biến nhiệt điện trở RTD thì sẽ dựa trên nguyên lý thay đổi điện độ làm thay đổi giá trị trên que dò. Từ đó, chúng ta chuyển đổi giá trị điện trở này thành giá trị nhiệt độ đọc được thông qua các bộ hiển thị hay bộ chuyển đổi tín hiệu.

Ví dụ: Cảm biến nhiệt độ RTD Pt100, có nghĩa là ở 0°C thì giá trị điện trở đầu dò đo được là 100Ω.

Cảm biến nhiệt thermistor

Thuật ngữ nhiệt điện trở xuất phát từ “nhiệt” và “điện trở”. Nhiệt điện trở là một loại điện trở có điện trở phụ thuộc vào nhiệt độ; đó là một nhiệt kế điện trở. Chúng được làm từ oxit kim loại được đúc thành hình hạt, dẹt hoặc hình trụ và sau đó được bao bọc bằng epoxy hoặc thủy tinh.

Nhiệt điện trở thermistor thì lại có 2 dòng khác nhau, đó là:

  • PTC, hệ số nhiệt dương, tức là điện trở tăng khi nhiệt độ tăng
  • NTC, hệ số nhiệt âm, tức điện trở giảm khi nhiệt độ tăng

Nhiệt điện trở không hoạt động tốt với nhiệt độ khắc nghiệt, nhưng chúng hoàn toàn phù hợp để đo nhiệt độ tại một điểm nhất định; chúng chính xác khi chúng được sử dụng trong một phạm vi nhiệt độ giới hạn, tức là trong 50°C của nhiệt độ mục tiêu; phạm vi này phụ thuộc vào điện trở cơ bản.

Thermistors dễ sử dụng, tương đối rẻ và bền. Chúng thường được sử dụng trong nhiệt kế kỹ thuật số, trong xe cộ để đo nhiệt độ dầu và chất làm mát cũng như trong các thiết bị gia dụng như lò nướng và tủ lạnh và được ưu tiên cho các ứng dụng yêu cầu mạch bảo vệ sưởi ấm hoặc làm mát để vận hành an toàn.

Cảm biến nhiệt độ bán dẫn

Cảm biến nhiệt độ bán dẫn (hoặc IC cho mạch tích hợp) là một thiết bị điện tử được chế tạo theo cách tương tự như các linh kiện bán dẫn điện tử hiện đại khác như bộ vi xử lý. Có những loại phổ biến nhất trên thị trường như là AD590 và LM35.

Các cảm biến này có chung một số đặc điểm — đầu ra tuyến tính, kích thước tương đối nhỏ, phạm vi nhiệt độ hạn chế (điển hình -40 đến +120°C), chi phí thấp, độ chính xác tốt nếu được hiệu chuẩn nhưng khả năng hoán đổi cho nhau cũng kém. Thường thì các cảm biến nhiệt độ bán dẫn không được thiết kế nhiệt tốt, với chip bán dẫn không phải lúc nào cũng tiếp xúc nhiệt tốt với bề mặt bên ngoài.

Các cảm biến nhiệt độ bán dẫn phổ biến nhất dựa trên các đặc tính nhiệt độ và dòng điện cơ bản của bóng bán dẫn. Nếu hai bóng bán dẫn giống hệt nhau được làm việc ở mật độ dòng điện cực góp khác nhau nhưng không đổi, thì sự khác biệt về điện áp cực phát của chúng tỷ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của bóng bán dẫn. Chênh lệch điện áp này sau đó được chuyển đổi thành một điện áp duy nhất hoặc một dòng điện. Một phần bù có thể được áp dụng để chuyển đổi tín hiệu từ nhiệt độ tuyệt đối sang độ C hoặc độ F.

Cặp nhiệt điện thermocouple

Cặp nhiệt điện là một cảm biến đo nhiệt độ. Nó bao gồm hai loại kim loại khác nhau, được nối với nhau ở một đầu. Khi mối nối của hai kim loại được làm nóng hoặc nguội đi, một điện áp được tạo ra có thể đo được để tính ra nhiệt độ.

Về lý thuyết, hai kim loại bất kỳ đều có thể được dùng để chế tạo cặp nhiệt điện nhưng trong thực tế, có một số loại cố định được sử dụng phổ biến. Chúng đã được phát triển để cải thiện độ tuyến tính và độ chính xác và bao gồm các hợp kim được phát triển đặc biệt.

Cặp nhiệt điện có thể được chế tạo phù hợp với hầu hết mọi ứng dụng. Chúng có thể được chế tạo để trở nên mạnh mẽ, phản hồi nhanh và đo được phạm vi nhiệt độ rất rộng.

Cảm biến nhiệt độ hồng ngoại

Cảm biến nhiệt được thiết kế để đo nhiệt độ từ xa bằng cách phát hiện năng lượng hồng ngoại (IR) của vật thể. Nhiệt độ càng cao, năng lượng IR phát ra càng nhiều. Phần tử cảm biến nhiệt dẻo, bao gồm các cặp nhiệt điện nhỏ trên chip silicon, hấp thụ năng lượng và tạo ra tín hiệu đầu ra.

Một cảm biến tham chiếu được thiết kế trong gói như một tham chiếu để bù đắp. Cảm biến nhiệt độ hồng ngoại nhiệt (IR) đo nhiệt độ không tiếp xúc và có sẵn với nhiều thấu kính và bộ lọc khác nhau cho phép sử dụng trong nhiều ứng dụng, từ nhiệt kế công nghiệp đến điều khiển khí hậu và thiết bị y tế.

Ứng dụng của cảm biến nhiệt độ

Theo dõi đến đây, các bạn đã nắm được thông tin về các dòng cảm biến nhiệt độ phổ biến nhất trên thị trường rồi. Nhưng vẫn còn thắc mắc là chúng được ứng dụng ở đâu đúng không nào?

Đừng lo, Thái Khương sẽ nói về ứng dụng của chúng ngay thôi.

Với các hệ thống như hệ thống bơm xử lý lưu chất. Thì các loại cảm biến nhiệt độ cũng đóng một vai trò quan trọng không kém, đó chính là giám sát nhiệt độ của lưu chất, của máy bơm. Nhằm mục đích điều chỉnh nhiệt độ cho lưu chất bơm. Và quan trọng là để bảo vệ máy bơm khỏi trường hợp làm việc quá nhiệt. Nhiều trường hợp, nhiệt độ của máy bơm cũng cảnh báo về những lỗi phát sinh trên máy bơm nữa đó.

Trên các hệ thống sản xuất F&B, cùng với các thiết bị trao đổi nhiệt để giám sát quá trình sản xuất sản phẩm. Hay như để giám sát nhiệt độ từ các máy thổi khí, bơm hút chân không để đảm bảo nhiệt độ đầu ra không quá nhiệt gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Với các hệ thống cấp hơi, khí, hay trong các lò hơi, việc bơm lưu chất vào hay ra cũng đều phải giám sát nhiệt độ, để đảm bảo nhiệt độ của hơi được bơm đến nơi sử dụng đạt đúng yêu cầu….

Loại cảm biến phổ biến: Tiệm cậnSợi quangQuang điệnVùng(khu vực)Áp suấtLưu lượngxy lanhĐiện dung